Sinh thái Nông nghiệp – ngành học đáp ứng nhu cầu của xã hội, cung cấp các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu
Cập nhật lúc 10:44, Thứ sáu, 05/11/2021 (GMT+7)
Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay đang phải chịu áp lực rất lớn trước đảm bảo lương thực cho hơn 7 tỷ người trên Thế giới, tác động của biến đổi khi hậu và đại dịch Covid-19. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy thực trạng suy thoái tài nguyên đất, nước và ô nhiễm môi trường nông nghiệp tại một số nơi đã diễn ra đáng báo động (WB, 2017).
Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay đang phải chịu áp lực rất lớn trước đảm bảo lương thực cho hơn 7 tỷ người trên Thế giới, tác động của biến đổi khi hậu và đại dịch Covid-19. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy thực trạng suy thoái tài nguyên đất, nước và ô nhiễm môi trường nông nghiệp tại một số nơi đã diễn ra đáng báo động (WB, 2017). Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã đưa ra 10 nguyên tắc cơ bản của sinh thái nông nghiệp có ưu điểm vượt trội so với nông nghiệp hiện đại thông qua quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải và vật tư nông nghiệp đầu vào, gia tăng hiệu quả sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng nông sản và sức khoẻ của đất, tài nguyên di truyền (http://www.fao.org/agroecology/knowledge/10-elements/en/ ). Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (26/2/2021) đã chủ trương chuyển đổi nông nghiệp sang nông nghiệp sinh thái nhằm duy trì ổn định trong sản xuất lương thực thực phẩm, phòng chống thiên tai và dịch bệnh (Chuyển đổi tư duy nông nghiệp, tạo ra giá trị trên từng đơn vị diện tích | baotintuc.vn).
Theo GS.TS. Hoàng Thị Thái Hoà, kết quả khảo sát 100 trường Đại học tại Châu Á có đào tạo các chuyên ngành về nông nghiệp, nhưng không đào tạo thạc sỹ chuyên ngành sinh thái nông nghiệp (https://hueuni.edu.vn/portal/en/index.php/News/cdae-project:-agroecological-training-meets-social-needs.html). Tương tự, kết quả khảo sát của khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho thấy nhiều trường đại học ở Việt Nam đã mở các chương trình đào tạo cho ngành nông học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, nhưng ngành đào tạo thạc sỹ Sinh thái Nông nghiệp vẫn là khoảng trống.
Được sự hỗ trợ của Dự án: Phát triển chương trình đào tạo Thạc sỹ Sinh thái Nông nghiệp (CDAE) thuộc chương trình Erasmus+ do Cộng đồng Châu Âu tài trợ, khoa Tài nguyên và Môi trường -Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khoa Nông học - Đại học Nông lâm Huế đang trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ Sinh thái Nông nghiệp. Đây là chương trình có nhiều cơ hội đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Cử nhân các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản và khoa học môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững có thể nộp đơn và hồ sơ đăng ký thi tuyển vào học chương trình Sinh thái nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 3 năm 2022. Chương trình đào tạo có thời lượng 60 tín chỉ với thời gian đào tạo 2 năm được xây dựng dựa trên khung đào tạo chuẩn Quốc gia và tư vấn của các trường đại học đối tác Châu Âu. Bên cạnh các giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các chuyên gia từ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá sẽ tham gia giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp cho học viên.
Dự án CDAE – Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ về Sinh thái học nông nghiệp, thuộc chương trình Erasmus+do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học. Dự án do Đại học Huế điều phối. Các đối tác gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Việt Nam), Benguet State University (Phillipine), Central Luzon State University (Phillipine), Rajarata University (Sri Lanka), University of Peradeniya (Sri Lanka), Mendel University in Brno (Cộng hòa Séc), Instituto Politecnico De Coimbra (Bồ Đào Nha), Novel Group Sarl (Luxembourg).
Website: https://www.agroecologyproject.eu/
FB: https://www.facebook.com/cdae.project/
|