I.Nghiên cứu khoa học
* Hướng nghiên cứu chính
+ Quản lý đất đai và sử dụng tài nguyên đất đai, quản lý và đánh giá chất lượng đất, tài nguyên nước hiệu quả và bền vững.
+ Đánh giá chất lượng môi trường, độc tố môi trường, xử lý nước thải và rác thải đô thị
+ Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước, công nghệ GPS, GIS, RS trong quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin đất đai, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
+ Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp.
* Lĩnh vực nghiên cứu khoa học
1. Quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
2. Đánh giá phân hạng đất, đề xuất biện pháp canh tác thích hợp để phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Nghiên cứu ứng dụng cộng nghệ GPS, GIS và RS trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu bản đồ giá đất, bất động sản; Tác động của đô thị hóa với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.
4. Xây dựng quy trình xử lý nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và tái chế thành các sản phẩm tự hủy, có ích phục vụ cho nông nghiệp.
5. Chế tạo các vật liệu xử lý chất hữu cơ và kim loại nặng trong môi trường
6 . Phân lập và tổng hợp các hợp chất sinh học thân thiện môi trường
7. Điều tra, lập bản đồ các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, nhiễm mặn phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
8. Nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu thiệt hại.
9. Nghiên cứu phát triển quy hoạch sử dụng đất cho làng nghề truyền thống theo hướng hiệu quả và thân thiện với môi trường.
10. Triển khai chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch sử dụng đất và lồng ghép yếu tố môi trường.
11. Điều tra, đánh giá bổ sung dữ liệu toàn diện về thổ nhưỡng, tình trạng suy thoái, hoang mạc hóa, các vùng đất bị nhiễm độc, nhiễm mặn, các khu vực bị sụt lở, xói mòn… phục vụ hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
II. Các lĩnh vực tiêu biểu Khoa chuyển giao vào thực tiễn sản xuất
1. Lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính, dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp.
3. Lập Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn, xây dựng các mô hình nông nghiệp trong Nông thôn mới.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hoàn thiện hồ sơ địa chính.
5. Xây dựng bản đồ giá đất, định giá đất.
6. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM), xử lý ô nhiễm môi trường.
7. Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
8. Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai
9. Ứng dụng Công nghệ sinh học xử lý môi trường
10. Chế tạo các vật liệu xử lý chất hữu cơ và kim loại nặng trong môi trường
11.Phân lập và tổng hợp các hợp chất sinh học thân thiện môi trường
12. Đánh giá chất lượng đất, đánh giá thoái hóa đất, xây dựng bản đồ đất...
13. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên ngành Tài nguyên Môi trường các địa phương.
14. Chuyển giao quy trình công nghệ và các sản phẩm công nghệ mới như: Giá thể sản xuất rau an toàn , hoa cây cảnh, phân bón vô cơ, hữu cơ đa chức năng bón cho cây trồng.
15. Quy trình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng.
16. Xây dựng các mô hình nông nghiệp chuyên canh sản xuất hàng hóa, hiệu quả bền vững trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới
III. Thành tích khen thưởng trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh.
2. Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
3. Bằng khen Bộ trưởng Bộ NN và PTNT.
4. Bằng khen Bộ trưởng Bộ TNMT.
5. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
6. Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
7. Bằng khen của các tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hà Tĩnh.
8. Nhiều giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam)