Phát triển khoa học và công nghệ luôn được khẳng định vai trò và vị thế trong phát triển quốc gia. Đối với các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu khoa học là xương sống, là động lực để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục và vị thế của cơ sở giáo dục đào tạo. Theo Nghị định số 99/2014/NĐ-CP phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý khoa học; Xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng.
Được thành lập từ năm 1976, Khoa Tài nguyên và Môi trường là cơ sở đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Quản lý đất đai của Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ đào tạo, Khoa Tài nguyên và Môi trường còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần cho sự phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ngành Tài nguyên Môi trường của đất nước. Với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, Khoa Quản lý Đất đai đã thực hiện đào tạo thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Khoa Tài nguyên và Môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; Cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường khoa học và công nghệ (sau khi thực hiện luật KHCN, Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi năm 2013) nơi chỉ có các sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng được chấp nhận; Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và phong trào khởi nghiệp ngành trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu công nghệ mới, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng tăng…Do vậy, việc hoàn thiện, đẩy mạnh sự liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm khoa học đáp ứng nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của nhóm nghiên cứu mạnh, khai thác và phát huy niềm đam mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ được đào tạo có năng lực và trình đô. Nghị quyết của Chi bộ Khoa đã đề ra mục tiêu quan tâm xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện các kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn của ngành Quản lý Đất đai, Khoa học đất, Kỹ thuật tài nguyên nước, Môi trường. Xác định hướng nghiên cứu là khâu quyết định đến sự thành công của nhóm nghiên cứu, các hướng nghiên cứu của Khoa bám sát được định hướng nghiên cứu của Học viện, của ngành. Căn cứ Quyết định số 4177/QĐ-HVN ngày 24/12/2015 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, Giám đốc Học viện đã ra Quyết định thành lập 04 nhóm nghiên cứu chuyên sâu và 02 nhóm nghiên cứu xuất sắc tại khoa Tài nguyên và Môi trường
Nhóm 1: Nhóm Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất đai và môi trường.
1. Nhân sự nhóm nghiên cứu
Trưởng nhóm: PGS. TS. Nguyễn Quang Học
Thư ký: PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ
TT
|
Họ và tên
|
Đơn vị
|
1
|
PGS.TS. Nguyễn Quang Học
|
Bộ môn Quy hoạch
|
2
|
PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ
|
Bộ môn Quy hoạch
|
3
|
PGS. TS. Đỗ Thị Tám
|
Bộ môn Quy hoạch
|
4
|
ThS. Nguyễn Tuấn Anh
|
Bộ môn Quy hoạch
|
5
|
TS. Quyền Thị Lan Phương
|
Bộ môn Quy hoạch
|
6
|
ThS. Nguyễn Khắc Việt Ba
|
Bộ môn Quy hoạch
|
7
|
ThS. Vũ Thị Thu
|
Bộ môn Quy hoạch
|
8
|
ThS. Nguyễn Quang Huy
|
Bộ môn Quy hoạch
|
9
|
PGS.TS. Trần Trọng Phương
|
Bộ môn Trắc địa bản đồ
|
10
|
PGS.TS. Trần Quốc Vinh
|
Bộ môn Hệ thống thông tin đất
|
2. Hướng nghiên cứu
Quy hoạch sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu;
Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trương trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Đánh giá hiệu quả bố trí sử dụng đất (Đất nông nghiệp, phi nông nghiệp) trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Quy hoạch đô thị, nông thôn mới và phát triển nông nghiệp nông thôn;
Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai;
Quy hoạch sử dụng đất các cấp. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất các cấp;
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất;
Ứng dụng hệ thống thôn tin trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất: Ứng dụng ALES trong đánh giá đất; ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý sử dụng đât; xây dựng mô hình hiện đại hoá hệ thống địa chính;
Đánh giá tiềm năng và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Xác định chỉ tiêu và cơ cấu sử dụng đất hợp lý trong quy hoạch sử dụng đất;
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch môi trường và chính sách đất đai của vùng lãnh thổ.
Nhóm 2: Nhóm Nghiên cứu Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng
1. Nhân sự nhóm nghiên cứu
Trưởng nhóm: GS.TS. Nguyễn Hữu Thành
Thư ký: TS. Nguyễn Thu Hà
STT
|
Họ và tên
|
Đơn vị
|
1
|
GS.TS. Nguyễn Hữu Thành
|
Bộ môn Khoa học đất
|
2
|
PGS.TS. Phan Quốc Hưng
|
Bộ môn Khoa học đất
|
3
|
PGS.TS. Cao Việt Hà
|
Bộ môn Khoa học đất
|
4
|
TS. Luyện Hữu Cử
|
Bộ môn Khoa học đất
|
5
|
ThS.Nguyễn Thị Lan Anh
|
Bộ môn Nông hóa
|
6
|
TS. Nguyễn Thu Hà
|
Bộ môn Nông hóa
|
7
|
ThS.Nguyễn Văn Thao
|
Bộ môn Nông hóa
|
8
|
TS. Ngô Thị Dung
|
Bộ môn Tài nguyên nước
|
9
|
ThS.Nguyễn Thị Giang
|
Bộ môn Tài nguyên nước
|
10
|
TS. Ngô Thanh Sơn
|
Bộ môn Tài nguyên nước
|
11
|
ThS.Vũ Thị Xuân
|
Bộ môn Tài nguyên nước
|
2. Hướng nghiên cứu
Phân loại đất theo FAO – UNESCO-WRB;
Đánh giá đất theo FAO (đánh giá hiệu quả, đánh giá tiềm năng đất đai… );
Đánh giá thoái hóa đất;
Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp;
Đánh giá ô nhiễm đất nông nghiệp;
Xây dựng bản đồ đất, bản đồ Nông hóa, bản đồ thoái hóa đất;
Xác định giải pháp phục hồi đất bị thoái hóa;
Xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp vùng ven đô;
Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu;
Nghiên cứu giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ đất nông nghiệp.;
Quản lý đất, nước, dinh dưỡng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao;.
Nghiên cứu xói mòn đất;
Quản lý chất lượng nước của các lưu vực sông;
Kết hợp quản lý nước và dinh dưỡng cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp;
Sử dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên đất và nước trên quy mô lưu vực;
Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý và sử dụng nước trên các lưu vực sông;
Đánh giá trữ lượng nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Tác động của các loại hình sử dụng đất đến nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp;
Tác động của sử dụng đất đến quy hoạch hệ thống tưới tiêu;
Kỹ thuật và quản lý tưới. Các phương pháp tưới, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây trồng;.
Đánh giá tác động của các hệ thống thủy lợi, tác động của các loại hình sử dụng đất đến chất lượng nước của các lưu vực;
Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống thủy nông, các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn;
Các mô hình sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
Nghiên cứu sản xuất các loại phân bón mới cho cây trồng;
Nghiên cứu dung dịch dinh dưỡng phục vụ công nghệ trồng cây không đất;
Xây dựng mới và cải tiến các quy trình bón phân cho một số cây trồng;
Xử lý chất thải nông nghiệp và chế biến các sản phẩm phân và giá thể hữu cơ.
Nhóm 3: Nhóm nghiên cứu xuất sắc Quản lý tài nguyên và môi trường bền vững
Trưởng nhóm: PGS.TS.Võ Hữu Công
Thư ký: TS.Nông Hữu Dương
Mục tiêu xây dựng nhóm
Tập hợp nguồn nhân lực của khoa Tài nguyên và môi trường nhằm nghiên cứu ứng dụng vật liệu, công nghệ mới trong xử lý và quản lý môi trường; Ứng dụng công nghệ 3S (GPS, GIS, RS) trong quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
* Các hoạt động chính của nhóm
1. Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xử lý môi trường nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn;
2. Nghiên cứu các giải pháp giảm phát thải trong nông nghiệp, công nghiệp;
3. Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái phù hợp với quá trình đô thị hoá; mô hình nông nghiệp tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường;
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 3S gồm GPS, GIS, RS trong quản lý đất đai và tài nguyên;
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường, sinh kế người dân và giải pháp thích ứng, giảm thiểu;
6. Xây dựng nông thôn mới bền vững trong đô thị hóa và kết nối nông thôn-đô thị;
7. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, nông thôn mới ven đô.
Nhóm 4: Nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ kĩ thuật xử lý môi trường
Trưởng nhóm: TS. Trịnh Quang Huy
Thư kí: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Mục tiêu chung
Tập hợp các nhà khoa học trong các lĩnh vực (Khoa học môi trường, Chăn nuôi, Cơ khí – Cơ điện), liên kết, hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và nông thôn.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu chế tạo vật liệu, vật liệu mới ứng dụng trong xử lý nước thải, khí thải, và đất ô nhiễm;
Phân lập, tuyển chọn, phát triển sản phẩm vi sinh vật ứng dụng trong xử lý môi trường;
Nghiên cứu các nguyên lý hóa học, kỹ thuật phản ứng trong phát triển và tối ưu hóa các giải pháp công nghệ, kỹ thuật ứng dụng trong xử lý chất thải (rác thải, nước thải, bùn thải, đất ô nhiễm);
Góp ý cho các dự thảo (Luật, Nghị định, Thông tư, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn) liên quan tới lĩnh vực môi trường;
Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn liên quan tới Quy hoach bảo vệ môi trường; Lập báo cáo môi trường chiến lược; báo cáo Đánh giá tác động môi trường; Tư vấn thiết kế, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
Thực hiện đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật môi trường;
Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý, cải tạo môi trường;
Liên kết các nhà khoa học từ các lĩnh vực, tạo thành nhóm nghiên cứu đủ mạnh để tham gia đấu thầu các chương trình, dự án trong nước và quốc tế liên quan tới xử lý, phục hồi môi trường.
Nhóm 5 Nhóm nghiên cứu xuất sắc Quản lý môi trường và phát triển bền vững
Trưởng nhóm: TS. Cao Trường Sơn
Thư kí: ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
Mục tiêu chung
Tập hợp nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện và các cơ quan hữu quan trong nghiên cứu giải pháp quản lý môi trường và phát triển bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và định hướng phát triển bền vững kinh tế đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và có khả năng hội nhập với quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Phát huy tối đa năng lực vốn có của mỗi cá nhân nhóm: các cá nhân chủ động kế hoạch, khả năng và nguồn lực của bản thân mình để hoàn thành khối lượng công việc được phân công
Phát huy tinh thần hợp tác nhóm: Khuyến khích các thành viên trong nhóm hợp tác, thảo luận cùng nhau viết đề xuất, đấu thầu và triển khai các đề tài, dự án; viết bài và công bố báo quốc tế để tăng cường tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Mở rộng mạng lưới hợp tác: Các cá nhân có thể tận dụng mối quan hệ trong và ngoài nước của bản thân để hợp tác viết bài, đấu thầu đề tài dự án nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác, nghiên cứu của nhóm.
Nhóm 6: Nhóm nghiên cứu Công nghệ sinh học môi trường và nông nghiệp
Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Thư kí: TS. Đoàn Thị Thúy Ái
Mục tiêu chung
Tập hợp các nhà khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sinh học/Công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp và môi trường, liên kết, hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu, chuyên giao công nghệ sinh học/công nghệ vi sinh vật trong phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ và phục hồi ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn chủng giống vi sinh vật mới, phát triển sản xuất các sản phẩm vi sinh vật chất lượng cao, được người sử dụng chấp nhận, ứng dụng trong phát triển nông nghiệp bền vững và xử lý môi trường;
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ mới, chế tạo các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, cho hiệu quả kinh tế và an toàn môi trường; xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng các vật liệu sinh học mới ứng dụng trong xử lý nước thải, khí thải, và đất ô nhiễm;
Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm, cải tạo đất thoái hóa bằng biện pháp sinh học;
Thực hiện đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học môi trường;