Ngày 25/5/2019, Bộ môn Trắc địa Bản đồ, khoa Quản lý đất đai đã tiến hành tổ chức buổi hội thảo seminar nghiên cứu khoa học với chuyên đề.” Phát triển nông thôn mới ở các xã có tốc độ đô thị hoá cao tại vùng ven đô Hà Nội, thực trạng và giải pháp”do PGS.TS. Trần Trọng Phương trình bày với mục đích trao đổi, thảo luận nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học đối với cán bộ của bộ môn và giảng viên của khoa về lĩnh vực: Đô thị hóa với việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tại các vùng ven đô.

leftcenterrightdel
 
PGS. TS. Trần Trọng Phương trình bày tại seminar nghiên cứu khoa học

  Tác giả đã trình bày chi tiết về quá trình đô thị hóa tại vùng ven đô thành phố Hà Nội. Theo nghiên cứu của tác giả khi xét theo mức độ lan tỏa của đô thị hóa từ cấp độ vùng thủ đô thì vùng ven đô có phạm vi rộng lớn có thể chia thành 3 vành đai: Vành đai 1(Liền kề với khu vực lõi trung tâm), Vành đai 2 (Tiếp giáp ranh giới tăng trưởng đô thị Hà Nội), Vành đai 3 (Hành lang xanh Hà Nội). Mức độ lan tỏa đô thị hóa ở vùng ven đô gắn liền với sự gia tăng của hoạt động đô thị, gia tăng dân số tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, đất nông nghiệp bị thu hồi, các khu chức năng mới mang tính toàn cầu ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu của tác giả còn cho thấy mức độ đô thị hóa vùng ven đô Hà Nội không những ngày càng nhanh mà còn đa dạng về quy mô.

Sau thời gian triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được những thành tựu, kết quả nổi bật, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, đời sống nâng cao. Điều này thể hiện việc xây dựng nông thôn mới là chủ chương đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình được hình thành khá đồng bộ

Đối với các xã chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa, nhất là đối với xã dự kiến sẽ thành phường thì việc phát triển, xây dựng nông thôn mới tùy từng giai đoạn sẽ trở thành mâu thuẫn với quá trình phát triển đô thị. Đối với các xã này, quá trình đô thị hóa chủ yếu do yếu tố ngoại lực, rất khó chủ động được quá trình đô thị hóa, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới không phù hợp sẽ gây đầu tư lãng phí, không phù hợp với định hướng đô thị hóa trong tương lai.

Tác giả cũng đã trình bày đặc trưng của các xã có tốc độ đô thị hoá cao là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị và chịu tác động mạnh của đô thị hoá. Là nơi được dự báo trở thành đô thị trong tương lai (về kinh tế; về xã hội; về văn hoá). Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu đã đánh giá: Tác động của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế của các xã ven đô; thay đổi phương thức sản xuất các xã có tốc độ đô thị hoá cao; Đô thị hóa tới các vấn đề xã hội; đô thị hóa tới sự phát triển hạ tầng; Đô thị hóa tới văn hóa, phong tục tập quán; Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong ứng xử của con người trong quá trình chuyển hóa từ nếp sống nông thôn sang thành thị; Đô thị hoá và sự biến động diện tích trong quá trình đô thị hóa.

 Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã cũng đề xuất được các quan điểm, định hướng giải pháp xây dựng nông thôn mới cho các xã có tác động đô thị hóa cao và đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng phát triển nông thôn mới ở các xã có tốc độ đô thị hóa cao. Việc xây dựng nông thôn mới tại các xã này cần có những định hướng, giải pháp mang tính chất đặc thù để các dự án đầu tư cho xây dựng nông thôn mới vừa mang tính hiệu quả, và có tính kế thừa khi lên đô thị, để đảm bảo hài hoà với quá trình phát triển kinh tế xã hội.