Seminar khoa học trao đổi các thành tựu nghiên cứu trong năm 2018 của Khoa Môi trường
Cập nhật lúc 19:39, Thứ bảy, 29/12/2018 (GMT+7)
Ngày 27/12/2018, Nhóm nghiên cứu mạnh về Quản lý tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với nhóm nghiên cứu mạnh về Công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường tổ chức trình bày seminar khoa học do các thành viên trong 02 nhóm thực hiện.
Ngày 27/12/2018, Nhóm nghiên cứu mạnh về Quản lý tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với nhóm nghiên cứu mạnh về Công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường tổ chức trình bày seminar khoa học do các thành viên trong 02 nhóm thực hiện. Buổi thảo luận có sự góp mặt của 12 giảng viên và cán bộ quản lý khoa Môi trường với nhiều câu hỏi, chủ đề thảo luận sôi nổi. Seminar nhằm trao đổi các thành tựu nghiên cứu trong năm 2018 của các thành viên trong nhóm. Trong đó, các nội dung trình bày chia thành một số lĩnh vực sau:
+ Đánh giá chất lượng môi trường: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm các hợp chất PAHs và NPAHs trong không khí tại Hà Nội” của TS. Phạm Châu Thùy (bộ môn Công nghệ môi trường) đưa ra các thông tin và số liệu mới của nhóm tác giả trong năm 2017-2018 về nguồn phát sinh, tải lượng thải và nồng độ của các khí PAHs và dẫn suất của nó là NPAHs trong môi trường không khí. Bài trình bày thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên do những ảnh hưởng bất lợi của các chất khí ô nhiễm này đến sức khỏe con người.
TS. Phạm Châu Thùy (bộ môn Công nghệ môi trường) trình bày tại hội thảo
+ Công nghệ xử lý môi trường: “Nghiên cứu khả năng kết tủa đồng thời amoni và photphat từ nước thải sau biogas bằng Mg trong nước ót” trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Vũ Thị Huyền (bộ môn Hóa học) về công nghệ hóa học trong xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền năng ứng dụng của công nghệ hóa học đơn giản này trong thực tế khá cao do hiệu quả xử lý đạt ở mức tốt, giá thành rẻ, dễ vận hành trong điều kiện thực tế.
+ Đề tài “Đa dạng hóa sản xuất và cải tiến biện pháp canh tác góp phần gia tăng sinh kế cho người dân tộc Tày huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” do nhóm tác giả TS. Nguyễn Đình Thi (bộ môn Sinh thái nông nghiệp) thực hiện đã đưa ra phương pháp tiếp cận và các kết quả nghiên cứu khả quan trong thay đổi sinh kế của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, đảm bảo phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
TS. Nguyễn Đình Thi (bộ môn Sinh thái nông nghiệp) báo cáo những kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu
+ Định hướng nghiên cứu “ Quản lý không gian xanh đô thị bằng dữ liệu viễn thám” và kết quả nghiên cứu tại Hà Nội của nhóm tác giả TS. Nông Hữu Dương (bộ môn Sinh thái nông nghiệp) đã cho thấy công nghệ viễn thám trong quản lý môi trường nói chung và quản lý không gian đô thị nói riêng đáp ứng những yêu cầu về mặt chất lượng thông tin cũng như khả năng tiếp cận với thực tế đô thị ở Hà Nội. Kết quả này cho thấy đây là một công cụ phù hợp với quản lý môi trường trong thời đại 4.0.
Xác định nghiên cứu khoa học là một phần quan trọng trong trường Đại học, Những buổi Seminar nghiên cứu khoa học là cách chúng ta bổ sung những kiến thức giúp chúng ta có được những kỹ năng điều tra, phân tích xử lý số liệu… những mặt tích cực mà nghiên cứu khoa học đem lại kiến thức giúp bạn hiểu sâu hơn về những điều còn bỏ ngỏ và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
pcc