Seminar khoa học " Thực trạng quản lý sử dụng đất thuộc không gian biệt thự kiểu Pháp tại Hà Nội"
Cập nhật lúc 10:36, Thứ năm, 26/12/2019 (GMT+7)
Ngày 23/12/2019 tại Bộ môn Quản lý đất đai, Bộ môn quản lý đất đai tổ chức buổi seminar:Thực trạng quản lý sử dụng đất thuộc không gian biệt thự kiểu Pháp tại Hà Nội" do TS. Đỗ Thị Đức Hạnh trình bảy.
Ngày 23/12/2019 tại Bộ môn Quản lý đất đai, Bộ môn quản lý đất đai tổ chức buổi seminar:
Thực trạng quản lý sử dụng đất thuộc không gian biệt thự kiểu Pháp tại Hà Nội" do TS. Đỗ Thị Đức Hạnh trình bảy.
|
|
TS. Đỗ Thị Đức Hạnh trình bày seminar khoa học |
Nghiên cứu đã tìm hiểu quá trình hình thành biệt thự kiểu Pháp tại Hà Nội, phân loại các loại biệt thự cũ, tìm hiểu các quy định về quản lý sử dụng đất và nhà theo quy định của pháp luật, tìm hiểu hiện trạng quản lý và sử dụng biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biệt thự cũ chủ yếu được hình thành trên một số tuyến phố chính như Trần Hưng Đạo, Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt,... vào những năm đầu thế kỉ XX. Từ năm 1930 trở đi, số lượng biệt thự tăng một cách đáng kể, trước 11/2013 trên địa bàn Hà Nội có 1501 biệt thự kiểu Pháp, biệt thự Pháp, biệt thự cũ thuộc diện thống kê quản lý, đến sau 11/2013 đã loại khỏi danh sách quản lý 312 biệt thự. Qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lý sử dụng biệt thự cũ trước năm 1954 có điểm khác biệt như: không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất trong các trường hợp chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự; chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự, việc phân loại quản lý biệt thự dựa vào chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng. Việc quản lý sử dụng đất thuộc không gian biệt thự kiểu Pháp tại Hà Nội, còn tồn tại một số khó khăn sau: Đặc thù nhiều chủ sử dụng, Đa dạng về tình trạng pháp lý, Tình trạng tự ý xây dựng trên phần đất trong khuôn viên BT, Đan xen về phân cấp, phân quyền quản lý....
Tại buổi seminar tác giả đã nhận được nhiều đóng góp và đề xuất từ các thành viên tham dự để tiếp tục nghiên cứu phát triển đề tài hoàn thiện hơn.