Seminar khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý đất - nước - dinh dưỡng cây trồng
Cập nhật lúc 10:10, Thứ tư, 27/11/2019 (GMT+7)
Chiều ngày 25/11/2019, tại phòng họp khoa Quản lý đất đai đã tiến hành tổ chức buổi hội thảo seminar nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý đất nước dinh dưỡng cây trồng với 2 chuyên đề.
Chiều ngày 25/11/2019, tại phòng họp khoa Quản lý đất đai đã tiến hành tổ chức buổi hội thảo seminar nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý đất nước dinh dưỡng cây trồng với 2 chuyên đề.
Chuyên đề 1: Ứng dụng mô hình SWAT trong nghiên cứu tài nguyên nước ở Việt Nam do TS. Ngô Thanh Sơn trình bày. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động riêng biệt và kết hợp của biến động sử dụng đất và BĐKH đến thủy văn và bùn cát tại thương lưu lưu vực sông Mã; và dự báo thủy văn và bùn cát trong tương lai dựa vào kịch bản thay đổi sử dụng đất và BĐKH. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô hình SWAT đã được áp dụng thành công để mô phỏng dòng chảy bùn cát ở lưu vực thượng lưu sông Mã; Biến động sử dụng đất nhanh từ năm 1994 đến 2015, đặc biệt là diện tích rừng giảm mạnh từ 77,91% xuống 59,05% và tăng diện tích cây hàng năm từ 14,73% lên 32,66%. Từ 2015- 2050 tăng cây lâu năm tăng gấp đôi 95,6% trong khi giảm diện tích trồng cây hàng năm xuống khoảng 5%; Biến động các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu đã làm tăng dòng chảy mặt, ET, tổng lượng và bùn cát đáng kể trong khi giảm nước thấm sâu và nước ngầm. Biến đổi khí hậu trong giai đoạn 1994-2004 và 2005-2015 và 2015-2050 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của tất cả các thành phần thủy văn, tuy nhiên, làm giảm lưu lượng bùn cát, và sự kết hợp giữa sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đã làm tăng đáng kể ET, dòng chảy mặt và lưu lượng bùn cát. Nhìn chung, biến động sử dụng đất ảnh hưởng đến các thành phần thủy văn và lưu lượng bùn cát mạnh mẽ hơn so với những thay đổi của khí hậu cả trong quá khứ cũng như các kịch bản tương lai.
Kết thúc phần trình bày, các thành viên tham dự Hội thảo đã trao đổi sôi nổi và đưa ra nhiều câu hỏi thảo luận liên quan đến vấn đề biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng, các vấn đề liên quan đến tình hình quản lý sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chuyên đề 2: Hạn hán và hiệu quả Quản Lý Tài Nguyên Nước tại Nam Trung Bộ: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận do GS.TS. Nguyễn Hữu Thành trình bày. Nghiên cứu cho thấy hạn hán trong những năm gần đây (đặc biệt năm 2014/2015) là nghiêm trọng trong lịch sử Ninh Thuận Lượng mưa thấp hơn một nửa trung bình; mức nước trong các hồ chứa giảm xuống 10% công suất của nó, Vụ lúa mùa hè / mùa thu bị bỏ hoang trên 10.000 ha; nước uống cho sinh hoạt bị thiếu trầm trọng; xâm nhập mặn đã đến thượng nguồn sông Dinh và các tầng ngậm nước ven biển bị ảnh hưởng.
|
|
GS.TS.Nguyễn Hữu Thành trình bày báo cáo |
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng hiệu suất sử dụng nước ứng phó với tình hình khô hạn tại Ninh Thuận như: Tăng hiệu suất sử dụng nước trong canh tác lúa; chuyển phần diện tích đất lúa ít hiệu quả sang cây trồng có giá trị cao hơn, sử dụng ít nước hơn (và có khả năng chịu hạn cao hơn) như đậu, đỗ, lạc, nho… và phù hợp để áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt & phun mưa); thực thi việc quản lý nước theo nhu cầu thông qua việc cân bằng giữa diện tích sản xuất và mô hình trồng trọt với từng thời vụ dựa trên các dự báo về nguồn nước;
Tại buổi seminar khoa học của nhóm NCM, các tác giả đã nhận được nhiều góp ý để tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu nhằm đưa ứng dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.