Ngày 17 tháng 12 năm 2024, tại khoa Tài nguyên và Môi trường, nhóm Nghiên cứu mạnh "Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng" đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề "Chất thải chăn nuôi và than hữu cơ trong công nghiệp: Một góc nhìn từ phương pháp xử lý", do ThS. Nguyễn Văn Thao trình bày

leftcenterrightdel
ThS. Nguyễn Văn Thao trình bày nghiên cứu
 ThS. Nguyễn Văn Thao trình bày nghiên cứu

Theo Cục Chăn nuôi, mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn chất thải rắn từ các loại vật nuôi chính. (Bộ TNMT, 2023). Chăn nuôi công nghiệp hầu như không sử dụng chất độn chuồng, chất thải có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, ít chất hữu cơ, nặng mùi hơn rất nhiều so với chất thải chăn nuôi truyền thống. Khoảng 48,5% ủ truyền thống, 30,6% ủ theo VietGap; 11% áp dụng khí sinh học; 2,7% sử dụng đệm lót sinh học. Số còn lại được thải ra môi trường. (Đoàn Thúy Loan, 2022). Bên cạnh đó, trong ngành các nhà máy dệt vải, than hữu cơ từ công tác đốt yếm khí các vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa, gỗ tạp…) để tạo nhiệt đã và đang là vấn đề khó trong xử môi trường. Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, than sinh học giúp làm tăng độ xốp, tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật hoạt động (Awasthi et al., 2020); có khả năng hấp phụ các chất dinh dưỡng (Mahapatra et al., 2022); có khả năng giữ ẩm và làm tăng nhiệt độ của quá trình ủ phân (Bello et al., 2020).

leftcenterrightdel
Triển khai nghiên cứu
 Triển khai nghiên cứu

Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy khi phối trộn than sinh học với chất chất thải chăn nuôi công nghiệp (Bò, Gà, Lợn) theo tỷ lệ 1:9 (v/v) cho thấy phân bón hữu cơ thu được từ phương pháp ủ yếm khí tuy có hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ tốt nhưng lại có hàm lượng các VSV gây hại (E.coli, Salmonella) vượt quy chuẩn; Chất lượng phân hữu cơ xử lý hảo khí sau 30 ngày đạt QCVN 01-189-2019 về hàm lượng các kim loại nặng As, Cd, Pb, Hg và các VSV gây hại (E.coli, Salmonella). Phân bò có hàm lượng hữu cơ cao (46,54 - 47,67%) nhưng tỷ lệ C/N >12. Ngược lại, phân gà với hàm lượng hữu cơ thấp nhất, nhưng tổng hàm lượng NPK cao nhất (5,05-5,44%) và tỷ lệ C/N < 12 (9,5-10,4). Phân lợn có hàm lượng chất hữu cơ trung bình (40,80 - 41,93%), tổng hàm lượng NPK trong khoảng 3,91-4,30% và tỷ lệ C/N trong khoảng 12,5-12,9.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng, trong công nghiệp sản xuất phân bón, có thể sử dụng than hữu cơ để xử lý chất thải chăn nuôi công nghiệp vừa xử lý ô nhiễm môi trường vừa tạo ra sản phẩm phân hữu cơ chất lượng cao. Tuy nhiên, với phân gà, nên bổ sung thêm than sinh học hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp (rơm, trấu, mùn cưa, lõi ngô…) làm giảm độ ẩm, tăng độ xốp, tăng chất hữu cơ. Với phân bò, nên bổ sung thêm nguồn đạm hữu cơ (phụ phẩm chế biến thủy sản, dầu ăn….) để làm giảm tỷ lệ C/N < 12 trong phân bón.

Sau phần trình bày của ThS. Nguyễn Văn Thao, các thành viên nhóm NCM tham dự buổi seminar đã có nhiều thảo luận xoay quanh chủ đề nghiên cứu. Kết quả thảo luận của buổi seminar làm cơ sở để định hướng cho những nghiên cứu sắp tới trong thời gian tới.

                                                                          ThS. Nguyễn Văn Thao,

                                               Nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng