Hiện nay 98% lương thực thế giới được trồng trên đất nhưng tài nguyên đất đang suy thoái nhanh hơn bao giờ hết – và ngành Khoa học đất chính là tuyến đầu bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá đó.

Khoa học đất là ngành khoa học nghiên cứu tổng thể về đất từ quá trình phát sinh, phát triển, quản lý, sử dụng và cải tạo đất. Các tri thức này là chìa khóa mở ra một nền nông nghiệp thông minh - hiệu quả,  một môi trường sống lành mạnh và một tương lai phát triển bền vững cho con người. Trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đời sống như: cải tạo đất xấu, bảo tồn đất dốc, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ tác động thiên tai... đều cần đến các kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học đất. có thể liệt kê một số vai trò chính của ngành Khoa học đất với nền kinh tế quốc dân như sau:

 1. Đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Khoa học đất giúp đánh giá độ phì nhiêu, cấu trúc và sức khỏe đất để tối ưu hóa canh tác; Hỗ trợ quản lý dinh dưỡng cây trồng, lựa chọn phân bón phù hợp, tránh lãng phí và ô nhiễm; Góp phần phục hồi đất thoái hóa, chống xói mòn, bạc màu hóa, mặn hóa đất – những vấn đề đang rất nghiêm trọng ở Việt Nam.

leftcenterrightdel
Thí nghiệm bón phân cho cây Ngô ở Sơn La 
  2. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất: Phân tích chi phí – lợi ích của các phương án sử dụng đất (nông nghiệp, công nghiệp, đô thị); Hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất hợp lý, giảm lãng phí tài nguyên và xung đột đất đai; Đóng vai trò trong định giá đất, phát triển thị trường bất động sản và đầu tư hạ tầng.

3. Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường: Khoa học đất giúp giảm phát thải khí nhà kính (CH₄, N₂O) từ đất nông nghiệp; Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học đất, duy trì hệ sinh thái bền vững; Hỗ trợ xử lý ô nhiễm đất, cải tạo đất bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại.

4. Cung cấp cơ sở khoa học cho chính sách và giáo dục: Là nền tảng cho các ngành như kinh tế đất đai, quản lý tài nguyên, quy hoạch đô thị và nông thôn; Đào tạo đội ngũ chuyên gia phục vụ trong các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nông nghiệp – môi trường; Góp phần xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn.

5. Hỗ trợ các ngành công nghiệp và phát triển hạ tầng: Đánh giá tính chất cơ lý của đất phục vụ xây dựng, giao thông, thủy lợi; Hướng dẫn quản lý nước, xử lý chất thải, cải tạo đất sau khai thác mỏ hoặc công nghiệp.Nếu bạn yêu thiên nhiên, quan tâm đến môi trường, mong muốn tạo ra những thay đổi thật sự trong lĩnh vực nông nghiệp thì Khoa học đất chính là điểm khởi đầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo ngành Khoa học đất từ những năm 60 của thế kỷ trước. Với bề dầy truyền thống, cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ giảng viên dầy kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các nước phát triển, Học viện đã đào tạo cho Việt Nam hàng nghìn chuyên gia Khoa học đất đã và đang làm việc trên mọi miền tổ quốc. Nếu các bạn lựa chọn theo học ngành Khoa học đất thì Học viện là địa chỉ đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam.

leftcenterrightdel
Sinh viên ngành Khoa học đất thực tập tại phòng thí nghiệm
 Sinh viên ngành Khoa học đất thực tập tại phòng thí nghiệm
  

THÔNG TIN TUYỂN SINH

leftcenterrightdel
 

   Tên ngành: Khoa học đất  (Khoa học đất và Quản trị tài nguyên đất)            Mã ngành: HVN03

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2025, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578 hoặc 0961.926.639 / 0961.926.939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Xã Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

Website: www.vnua.edu.vnhttp://tuyensinh.vnua.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Bộ môn Khoa học đất và DDCT- Khoa Tài nguyên và Môi trường