Bài tổng quan về hiện trạng nghiên cứu, sử dụng và tiềm năng phát triển của phân bón sinh học ở Châu Á
Cập nhật lúc 15:13, Thứ năm, 05/11/2020 (GMT+7)
Hiệu quả của phân bón sinh học trên hầu hết các nhóm cây trồng như cây lương thực, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp... và độ phì nhiêu đất đã được chứng minh. Cùng với sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và môi trường, với sự ủng hộ của Chính phủ, nhu cầu sử dụng phân bón sinh học đang tăng lên.
Hiệu quả của phân bón sinh học trên hầu hết các nhóm cây trồng như cây lương thực, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp... và độ phì nhiêu đất đã được chứng minh. Cùng với sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và môi trường, với sự ủng hộ của Chính phủ, nhu cầu sử dụng phân bón sinh học đang tăng lên. Quy mô thị trường phân bón sinh học năm 2016 đạt 1,665 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó châu Á Thái Bình Dương đóng góp khoảng 36% (năm 2015), và được dự đoán sẽ đạt mức 2,3 tỷ USD vào năm 2022. Mức độ tăng trưởng hàng năm của thị trường có thể lên tới 16,5% Trong tương lai, xu hướng hợp tác giữa các nước và hợp tác ngành công nghiệp – nhà nghiên cứu là vô cùng cần thiết để đa dạng sản phẩm, ổn định chất lượng, bảo quản lâu dài, thương mại hóa công nghệ dễ dàng hơn. Để có lợi cho người tiêu dùng và toàn bộ ngành nông nghiệp, các quốc gia nên hài hoà trong các quy định về quản lý sản phẩm phân bón sinh học nhằm thúc đẩy sử dụng các vật tư nông nghiệp thân thiện với môi trường. Chỉ với sự công nhận của nông dân và người tiêu dùng, ngành công nghiệp này mới có thể phát triển.
|
|
Phân bón sinh học hoạt động dựa vào sinh vật sống, giúp thúc đẩy tăng trưởng của cây và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ khó tiêu thành dạng dễ tiêu |
TS. Nguyễn Thu Hà
TOÀN VĂN BÀI TỔNG QUAN