Phương hướng phát triển trong thời gian tới
. Mục tiêu tổng quát
- Hoàn thiện tổ chức, đội ngũ cán bộ có trình độ cao
- Tiếp tục và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn học cho các lớp, các khoa do học viện và khoa giao phó.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực môi trường, nông – lâm - ngư nghiệp đáp ứng theo nhu cầu của thực tiễn.
. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển nhân sự: Phấn đấu đến 2020 có thêm 5-8 tiến sĩ
-Lĩnh vực đào tạo: Hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, hướng dẫn sinh viên cao học và NCS chuyên ngành môi trường, công nghệ thực phẩm, khoa học đất, bảo vệ thực vật...
- Thường xuyên đổi mới, cập nhật nội dung bài giảng, giáo trình các môn học
- Lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ: Hàng năm có từ 8-10 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế
- Cơ sở vật chất: Tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu theo hướng hiện đại hóa
-Hợp tác trong và ngoài nước: Hợp tác nghiên cứu ứng dụng với các đơn vị tổ chức trong nước và quốc tế
. Hướng nghiên cứu
. Nghiên cứu vật liệu mới ứng dụng trong Môi trường và Nông - Ngư - Nghiệp.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ ứng dụng làm chất giữ ẩm và điều tiết dinh dưỡng cho cây trồng.
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu xúc tác quang TiO2 xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POP) trong nước.
- Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các hợp chất Ferrat
- Chế tạo vật liệu hấp phụ từ các nguồn phế thải (Tro bay, cao lanh, vỏ trấu, rơm rạ, vỏ tôm cua,..) để xử lý ô nhiễm kim loại nặng và các chất hữu cơ trong môi trường.
- Nghiên cứu điều chế sản suất phân bón.
- Chế tạo phụ gia phân bón, nhằm tăng cường khả năng hấp thu của cây trồng, hạn chế sự phân hủy và rửa trôi.
. Nghiên cứu môi trường.
- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Xử lý nước và nước thải
- Quản lý và xử lý chất thải rắn
- Xử lý và tái tạo môi trường cho vùng ô nhiễm
- Tái chế và tái sử dụng chất thải
- Xúc tác trong công nghệ xử lý môi trường.
- Quan trắc và đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm thuốc BVTV trong môi trường đất, nước tại một số vùng.
-Nghiên cứu xác định tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lí chất thải rắn, khí thải, nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt
. Phân tích xác định thành phần mẫu
- Xây dựng các phương pháp phân tích tồn lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật trong lương thực, thực phẩm, đất, nước và các độc tố trong môi trường.
- Phân tích các chỉ tiêu trong môi trường đất, nước, không khí : Các hợp chất ô nhiễm vô cơ, các kim loại nặng, Các chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, các chất ô nhiễm hữu cơ,...
. Hoá học các hợp chất thiên nhiên
- Nghiên cứu phân lập, chuyển hoá và ứng dụng các tính dầu và các hợp chất tecpenoit có trong thực vật ở Việt Nam.
- Tổng hợp các hợp chất dị vòng trên nền một số hợp chất thiên nhiên như eugenol (trong tinh dầu hương nhu) …
- Nghiên cứu phân lập, chuyển hoá và ứng dụng các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học (các ancaloit, flavonoit, các poliphenol, các stenoit,…) trong các cây thuốc Việt Nam.
- Chiết tách chlorophyll a từ một số loài thực vật bậc thấp (ví dụ như tảo).
- Chuyển hóa chlorophyll a thành dẫn xuất metyl pheophobide a và chlorin e6.
- Nghiên cứu chuyển hóa chlorophyll a, metyl pheophobide a, chlorin e6 thành các chất có hoạt tính sinh học theo định hướng điều chế các chất dùng làm thuốc chữa bệnh bằng liệu pháp quang.
- Nghiên cứu phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ một số loại cây rừng.
- Nano hoá để làm tăng giá trị của các dược chất.