Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên phần còn lại là vùng đồng bằng; hệ thống sông, suối dày đặc, với trên 3.200km bờ biển và vùng lãnh hải. Những năm gần đây do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), cùng với tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và áp lực gia tăng về dân số, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (2017) trong giai đoạn từ 1997-2016, Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên Thế Giới về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu và đứng thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) (https://data.opendevelopmentmekong.net//dataset/1db59ac1-16cd-48cc-b175-6d0ca1ae8ad4). Với sự xuất hiện của hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó có nhiều trận thiên tai xuất hiện liên tiếp trong năm, cường độ lớn, phạm vi rộng, trái quy luật và có xu thế gia tăng cả về mức độ nguy hiểm, tính cực đoan và chu kỳ lặp lại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai và đã ban hành các văn bản luật (Luật số 33/2013/QH13 Luật phòng chống thiên tai, Luật số 60/2020/QH14: sửa đổi một số điều trong luật phòng chống thiên tai và đê điều), chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu, chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng mới 1 tỷ cây rừng, các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kínhphát triển các mô hình nông thuận thiên và nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH).

Bài tổng quan này sẽ giúp những nhà quản lý, các cộng đồng dân cư, các cơ quan, trường học, người dân, học sinh, sinh viên có thêm những hiểu biết, biết cách phân loại, nhận biết và hiểu rõ mức độ nguy hiểm của một số dạng thiên tai chính hay diễn ra tại Việt Nam. Đồng thời giúp cho mọi người biết cách ứng phó trước – trong – và sau khi sự cố xảy ra.

TOÀN VĂN BÀI TỔNG QUAN

leftcenterrightdel
Thiên tai tại miền trung Viẹt Nam (Nguồn: Internet)
 

Thiên tai tại miền trung Viẹt Nam (Nguồn: Internet)

 

Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Khoa Tài Nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp ViệtNam