Seminar khoa học “Ứng dụng công cụ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên“ và “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa”
Cập nhật lúc 19:54, Thứ bảy, 11/06/2022 (GMT+7)
Ngày 10 tháng 06 năm 2022 bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, Khoa Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức Seminar khoa học với 03 bài trình bày tập trung vào 2 chủ đề “Ứng dụng công cụ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên” và “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa” do GS.TS. Stephen Leisz, TS. Trần Nguyên Bằng và TS. Phan Thị Hải Luyến
Ngày 10 tháng 06 năm 2022 bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, Khoa Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức Seminar khoa học với 03 bài trình bày tập trung vào 2 chủ đề “Ứng dụng công cụ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên” và “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa” do GS.TS. Stephen Leisz, TS. Trần Nguyên Bằng và TS. Phan Thị Hải Luyến Trình bày.Tham dự Seminar gồm các thành viên của bộ môn Sinh thái Nông nghiệp cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường.
Trong phần mở đầu GS.TS Stephen Leisz từ trường Đại học Colorado, Hoa Kỳ đã trình bày tổng quan về “Participatory GIS and Remote Sensing as tools for natural resource management and community development” với nội dung tập trung vào các ứng dụng hiện nay của PGIS trên thế giới với các trường hợp nghiên cứu ứng dụng cụ thể tại Hoa Kỳ và tiềm năng ứng dụng PGIS trong quản lý tài nguyên và môi trường tại Việt Nam. Các thành viên tham dự Seminar đã đặt câu hỏi và trao đổi về tiềm năng ứng dụng của PGIS tại Việt Nam với GS.TS Stephen Leisz
Trong bài trình bày thứ 2 về chủ đề “Ứng dụng công cụ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên” , TS. Trần Nguyên Bằng, Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, khoa Tài nguyên và Môi trường đã trình bày nghiên cứu về “Evaluation of spectral indices for assessing fire severity in Victorian temperate forests, Australia”. Nghiên cứu đã sử dụng tiếp cận kết hợp kiến thức về sinh thái rừng với tư liệu viễn thám quang học để đánh giá khả năng phân loại cường độ cháy rừng theo 4 cấp khác nhau, từ đó xác định nhóm các chỉ số tối ưu đối với từng loại rừng và từng nhóm rừng trong phân loại cường độ cháy rừng; bên cạnh đó nghiên cứu cũng xây dựng bộ tham chiếu ngưỡng giá trị phân loại cường độ cháy rừng cho từng loại rừng và đánh giá độ chính xác kết quả phân loại đối với các đám cháy trên 1000ha tại tiểu bang Victoria, Úc.
Tiếp đến trong chủ đề thứ 2 của Seminar TS. Phan Thị Hải Luyến, Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, khoa Tài nguyên và Môi trường đã trình bày nghiên cứu “Salinity impact on economic efficiency of rice production in the coastal area of Red River Delta, Vietnam ”. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Đồng bằng sông Hồng tại Việt Nam với các phân tích tác động của xâm thực mặn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa. Nghiên cứu đã lượng hóa tác động của hiện tượng xâm thực mặn, làm giảm 14 triệu VND/ha/năm lợi nhuận của sản xuất lúa trên mỗi 1‰ độ mặn tăng thêm
Sau phần trình bày của nhóm các tác giả, các thầy giáo và cô giáo tham dự buổi seminar đã có những trao đổi liên quan đến các chủ đề được đề cập như tiềm năng ứng dụng các công nghệ PGIS, viễn thám; và phân tích thong kê hối quy đa biến trong quản lý tài nguyên và môi trường tại Việt Nam. Những nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành Khoa học môi trường và Quản lý tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; xâm thực mặn và các thiên tai tự nhiên đang là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý, và người nông dân tại Việt Nam.
Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp - Khoa Tài nguyên và Môi trường