Ngày 25 tháng 04 năm 2022 bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường, nhóm NCM Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất và môi trường, đã tổ chức Seminar khoa học ” Thực trạng lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan trong quy định pháp lý về quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam” do PGS.TS. Đỗ Thị Tám trình bày. Tham dự Seminar gồm các thành viên của nhóm NCM cùng các thầy giáo, cô giáo và sinh viên trong khoa Tài nguyên và Môi trường.

leftcenterrightdel
PGS.TS. Đỗ Thị Tám trình bày báo cáo tại hội thảo
PGS.TS. Đỗ Thị Tám trình bày báo cáo tại hội thảo  

Trong phần mở đầu tác giả đã khái quát nguyên tắc quan trọng nhất là cân bằng tổng thể giữa bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và mai sau, giữa kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Do vậy đánh giá việc lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan (STCQ) trong pháp lý về QHSDĐ là rất quan trọng là cơ sở để đề xuất giải pháp chính sách đổi mới chính sách đất đai. 

Tác giả đã làm rõ STCQ là khoa học về lãnh thổ nghiên cứu sự thống nhất và hoàn chính giữa sinh vật, con người với môi trường bằng 3 phương pháp tiếp cận là: (1) Chú trọng đến đặc trưng sinh thái học của cảnh quan với nghiên cứu của các tác giả Risser, 1984; Forman và Godron, 1986; Wiens, 1995; Pickett và Cadenasso, 1995; Bastian, 2001. (2) Chú trọng đến đặc trưng nhân văn của cảnh quan (Naveh và Lieberman, 1984; McGarigal, 2003). (3) Tiếp cận tích hợp về STCQ (Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế (2012). Đồng thời đã đề cập đến 3 trường phái chính là: Trường phái sinh thái cảnh quan Tây Âu; Trường phái sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ và Trường phái sinh thái cảnh quan Xô Viết

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong giai đoạn 1987-2003 yếu tố STCQ chưa được đề cập cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp lý về QHSDĐ. Cụm từ “sinh thái cảnh quan” chưa được đề cập đến nhưng yếu tố “sinh thái môi trường” đã được nhắc đến. Việc lồng ghép STCQ được thể hiện chủ yếu trong nội dung đánh giá điều kiện tự nhiên, KTXH của cấp quy hoạch;  Việc phân định các chỉ tiêu SDĐ và quy định việc sử dụng các loại đất. Trong giai đoạn 2003 – 2013: các yếu tố về STCQ chưa được đề cập một cách cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp lý về QHSDĐ các cấp. Tuy nhiên, việc lồng ghép các yếu tố STCQ được thể hiện nhiều hơn chủ yếu trong một số nội dung, yêu cầu của QHSDĐ và quy hoạch ngành.  Các cụm từ “đô thị xanh”, “kiến trúc xanh”, “công nghiệp sinh thái”, “tăng trưởng xanh”, “cảnh quan môi trường”, “hệ sinh thái”.... xuất hiện. Quy định các chỉ tiêu SDĐ cho các khu chức năng cũng là minh chứng cho việc lồng ghép STCQ trong QHSDĐ. Tại Điều 6, Thông tư 19/2009 đã chỉ rõ cần Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái. Tuy nhiên cụm từ “sinh thái cảnh quan” chưa được đề cập đến nhiều trong QHSDĐ. Tiếp cận STCQ trong phát triển KTXH đã được quan tâm, tuy nhiên lồng ghép STCQ vào trong QHSDĐ chưa được làm rõ. Trong giai đoạn 2013 đến nay: các yếu tố về STCQ chủ yếu được đề cập trong các Luật liên quan đến môi trường như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Lâm nghiệp ... Trong Luật Quy hoạch việc lồng ghép các yếu tố STCQ được đề cập đến trong nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như Trong Điều Điều 21- Luật Quy hoạch. Yêu cầu về nội dung quy hoạch hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập quy hoạch phải bảo đảm thống nhất giữa kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái. Một nội dung Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học là xác định khu vực đa dạng sinh học cao; cảnh quan sinh thái.

Phần kết luận đã khẳng định STCQ là một trong những giải pháp thiết thực hiện nay, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Lồng ghép STCQ trong QHSDĐ là một nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có định hướng mới. Do vậy việc xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu SDĐ cho QHSDĐ gắn với STCQ là rất cần thiết nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước.

Sau phần trình bày của tác giả, các thầy/cô tham dự buổi seminar đã có những trao đổi liên quan đến các chủ đề được đề cập như cần chỉ rõ các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể để lồng ghép liên kết vùng trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế xã hội.  Nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với ngành Quản lý đất đai trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cần sớm xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu sử dụng đất cho QHSDĐ cấp quốc gia, vùng kinh tế xã hội có gắn với STCQ.

leftcenterrightdel
 

PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ chủ trì hội thảo