Seminar khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Cập nhật lúc 10:27, Thứ ba, 19/10/2021 (GMT+7)
Ngày 01 tháng 10 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường" - Khoa Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi seminar khoa học online qua Ms teams với sự tham gia của các thành viên nhóm nghiên cứu mạnh cùng các giảng viên, cán bộ trong Khoa Tài Nguyên và Môi trường.
Ngày 01 tháng 10 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường" - Khoa Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi seminar khoa học online qua Ms teams với sự tham gia của các thành viên nhóm nghiên cứu mạnh cùng các giảng viên, cán bộ trong Khoa Tài Nguyên và Môi trường.
Chuyên đề 1“Đánh giá tác động tái định cư người dân Đan lai đến bảo tồn và phát triển ở VQG Pù Mát” do TS Phan Thị Thúy trình bày. Chuyên đề trình bày về dự án tái định cư (TĐC) người Đan lai tại VQG Pù Mát được tiến hành từ năm 2002 và đã thực hiện được 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2002): 36 hộ với 201nhân khẩu chuyển đến Tân Sơn – Cửa Rào; Giai đoạn 2 (2007): 42 hộ chuyển đến Thạch Sơn; Giai đoạn 3 (2019): 22 hộ chuyển đến bản Kẻ Tắt. Còn lại 235 hộ với 957 nhân khẩu trong vùng lõi. Nhìn chung TĐC có tác động tích cực đến bảo tồn và phát triển khi người dân ở nơi mới có nhiều đất đai hơn, chăn nuôi tốt hơn, an ninh lương thực tốt hơn và họ có nhiều nguồn thu từ nông nghiệp. Về bảo tồn, người dân ở nơi TĐC có nhận thức rõ ràng hơn về các quy định về sử dụng rừng, họ cũng có thái độ tích cực hơn và ít tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng đến rừng hơn. Tuy nhiên, xét về mục tiêu lớn hơn thì dự án TĐC không đạt được hiệu quả mong muốn, rừng vẫn bị suy giảm, số lượng người dân sau 3 lần tái định cư vẫn gần như ban đầu, đời sống người dân ở Tân Sơn – Cửa Rào phải mất thời gian dài mới phục hồi.
|
|
Bài trình bày của TS. Phan Thị Thúy |
Chuyên đề 2 ThS.Nguyễn Thị Bích Hà trình bày về “Chỉ số EIQ của việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau ở Đặng Xá, Gia Lâm”. Đặng Xá là một xã thuộc huyện Gia Lâm, với diện tích đất canh tác là 400 ha, trong đó sản xuất rau là 140 ha, gồm 109 ha rau an toàn (SXRAT) và 15 ha rau VietGap, còn lại 16 ha sản xuất theo phương thức truyền thống (SXRTT). Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá rủi ro đến môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau dựa trên chỉ số tác động môi trường (EIQ)- được xây dựng bởi Đại học Conell Mỹ đưa ra năm 1992. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 85 hộ (45 hộ SXRAT và 40 hộ SXRTT) là cơ sở cho tính toán chỉ số EIQ theo công thức sẵn có. Kết quả điều tra khảo sát trên địa bàn 2 mô hình đang sử dụng 32 loại thuốc BVTV khác nhau. Liều lượng sử dụng thuốc ở SXRAT 0.3-6.4 kg/ha/vụ, ở SXRTT 0.5-8 kg/ha/vụ. EIQ đồng ruộng trung bình của cả 2 mô hình đều ở ngưỡng an toàn, đối với SXRTT là (42,2) và đối với hình thức SXRAT là (37,5).Tổng giá trị EI người sản xuất trung bình trên các hộ tại tại mô hình SXRAT (13,7) thấp hơn các hộ gia đình ở mô hình SXRTT với giá trị EI người sản xuất (22,5). Các giá trị EI người tiêu dùng và EI hệ sinh thái của mô hình SXRAT đều nhỏ hơn các giá trị EI tiêu dùng, hệ sinh thái của mô hình SXRTT. Ở cả 2 mô hình các giá trị đều nằm trong mức an toàn <150. Các loại thuốc dùng, liều lượng phun, số lần phun, được tập huấn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị EIQ đồng ruộng. Kiến thức của người dân và phương thức sản xuất là yếu tố góp phần làm giảm rủi ro do thuốc BVTV tác động lên con người cũng như môi trường.
|
|
Bài trình bày của ThS.Nguyễn Thị Bích Hà |
Sau mỗi phần trình bày của các báo cáo viên, các thầy/cô tham dự buổi seminar đã có những trao đổi liên quan đến các chủ đề được đề cập. Buổi seminar khoa học đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên trong nhóm.