Ngày 26 tháng 10 năm 2020, tại phòng họp khoa Quản lý đất đai nhóm nghiên cứu mạnh “Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng" đã tổ chức  buổi seminar khoa học với 2 chuyên đề

Chuyên đề 1 “Đánh giá hiện trạng quy trình kỹ thuật canh tác cây chuối tây trồng tại Khoái Châu, Hưng Yên” do ThS.Nguyễn Thị Lan Anh trình bày.  Tác giả đã nghiên cứu về cây chuối tây là loại cây mà quả có giá trị dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chuối cũng là một trong những sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên, việc điều tra, tổng hợp những kinh nghiệm tốt của nông dân là vấn đề quan trọng và cần thiết, đồng thời tìm ra những điểm còn hạn chế năng suất chất lượng chuối tây, góp phần vào việc xây dựng những mô hình sản xuất chuối tây hiệu quả và bền vững tại địa phương là vô cùng cần thiết.

leftcenterrightdel
Mô hình trồng cây chuối tây tại tỉnh Hưng Yên 

Kết quả nghiên cứu cho trình độ kỹ thuật canh tác kỹ thuật như giống, thời vụ gieo trồng, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại và chăm sóc hàng ngày được thực hiện khá tốt. Phân bón cho cây chuối tây được sử dụng đủ loại phân bón, tuân thủ khá tốt thời kỳ bón phân. Qua điều tra cho thấy 96,6% số hộ đã sử dụng phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp, 100% số hộ sử dụng phân khoáng. Tuy nhiên, việc bón phân chưa thực sự cân đối giữa lượng phân hữu cơ và phân hóa học, các chất dinh dưỡng đa lượng N, P và K còn chưa cân đối.

leftcenterrightdel
 Th.S Nguyễn Thị Lan Anh trình bày nghiên cứu tại seminar

 

Chuyên đề 2  Nâng cao khả năng cố định đạm và năng suất đậu đen trong hệ trồng xen với sắn tại miền núi phía Bắc Việt Nam’ do  ThS. Nguyễn Thành Trung trình bày

Nghiên cứu chỉ ra ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, chính quyền địa phương rất ủng hộ việc mở rộng mô hình trồng xen sắn-đậu đen nhằm hạn chế suy thoái đất, tăng cường chất lượng đất và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, khảo sát bước đầu của chúng tôi năm 2017 đã chỉ ra rằng khả năng hình thành nốt sần tự nhiên của đậu đen là rất thấp trên các loại đất, các loại độ dốc cũng như mùa vụ khác nhau. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng cường khả năng cố định đạm của đậu đen bằng cách xâm nhiễm với các chủng vi khuẩn nốt sần (VKNS) bản địa có hiệu lực trong điều kiện không có chế phẩm VKNS nào được bán trên thị trường ở Việt Nam.

Từ năm 2017-2018, hai thí nghiệm đã được tiến hành ở tỉnh Yên Bái và Hà Nội, Việt Nam để tuyển chọn các chủng VKNS (đã được phân lập và định danh từ nốt sần cây đậu đen thu thập được) trong điều kiện đồng ruộng và trong nhà lưới. Trong thí nghiệm đồng ruộng, sự kết hợp của 2 chủng VKNS CMBP037+054 đã cho thấy hiệu lực cao rõ rệt trong việc tăng số lượng nốt sần đậu đen (65,8%), trọng lượng khô của ngọn (26,81%), hàm lượng N tổng số trong ngọn (4,86%%) cũng như năng suất đậu đen (10,54%) so với công thức đối chứng không xâm nhiễm. Trong thí nghiệm nhà lưới, các chủng VKNS CMBP054, CMBP063, CMBP065 và CMBP066 làm tăng rõ rệt số lượng nốt sần, hàm lượng N tổng số trong ngọn và trọng lượng khô của đậu đen. Những chủng VKNS này được xếp vào loại có hiệu lực (SEF lần lượt là 54,56%, 58,77%, 55,73% và 51,64%), do đó những chủng này có tiềm năng trong việc tăng cường khả năng cố định đạm của đậu đen và có thể được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo với quy mô lớn hơn để sản xuất các chế phẩm VKNS thương mại. Việc ứng dụng các VKNS bản địa có hiệu lực cao sẽ góp phần nâng cao khả năng cố định đạm của đậu đen, tăng cường độ phì nhiêu đất cũng như hiệu quả kinh tế của người nông dân vùng miền núi phía Bắc,

Tại buổi seminar khoa học của nhóm NCM, các tác giả đã nhận được nhiều góp ý để tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu nhằm đưa ứng dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.

leftcenterrightdel
Th.S  Nguyễn Thành Trung trình bày nghiên cứu