Seminar khoa học chuyên đề: “Kết quá khảo sát thực trạng nông nghiệp theo định hướng xanh, bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”
Cập nhật lúc 11:17, Thứ tư, 15/12/2021 (GMT+7)
Ngày 14 tháng 12 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt khoa học online qua Ms teams với chuyên đề: “Kết quá khảo sát thực trạng nông nghiệp theo định hướng xanh, bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” do PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm trình bày.
Ngày 14 tháng 12 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt khoa học online qua Ms teams với chuyên đề: “Kết quá khảo sát thực trạng nông nghiệp theo định hướng xanh, bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” do PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm trình bày.
Tham dự buổi seminar có đầy đủ các thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh, cùng các giảng viên, cán bộ trong Khoa Tài Nguyên và Môi trường và một số thầy/cô Khoa khác có quan tâm đến nội dung của các chuyên đề.
|
|
Bài trình bày của PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm |
Chuyên đề “Kết quá khảo sát thực trạng nông nghiệp theo định hướng xanh, bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tập trung thảo luận những vấn đề chính: (1) Điều kiện tự nhiên của TT Huế; (2) Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo định hướng xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế; (3) Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh nông nghiệp theo định hướng xanh, bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp khi nắng nóng khắc nhiệt kèm gió Lào vào mùa hè; mưa liên tục và thiên tai từ tháng 8- tháng 11 hàng năm, 4/5 diện tích đất đồi núi, đất có vấn đề chiếm tỷ trọng lớn (đất cồn cát, đất phèn, đất mặn, đất đầm lầy, đất ngập úng, trơ sỏi đá). Các điểm sản xuất nông nghiệp theo định hướng xanh như Vietgaps, nông nghiệp hữu cơ, tái sử dụng rơm rạ trồng nấm, chăn nuôi an toàn sinh học, thuỷ sản còn manh mún và quy mô nhỏ lẻ. Các yếu tố hạn chế phát triển nông nghiệp theo định hướng xanh: (i) Thiếu cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính hỗ trợ nông nghiệp xanh; (ii) Thiếu các tiêu chuẩn hướng dẫn kỹ thuật và giám sát thực hiện nông nghiệp xanh; (iii) vấn đề kiểm soát dịch bệnh và vấn đề dãn cách xã hội do dịch Covid-19 tác động. Một số đề xuất về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng công nghệ theo đinh hướng xanh và một số giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch khu sản xuất, liên kết thị trường nhằm thúc đẩy nông nghiệp xanh đã được đề cập
Sau phần trình bày của các báo cáo viên, các thầy/cô tham dự buổi seminar đã có những trao đổi liên quan đến các chủ đề được đề cập. Buổi seminar khoa học đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên trong nhóm.