Phát thải khí thải nhà kính từ canh tác lúa bị đánh giá thấp
Cập nhật lúc 19:16, Thứ sáu, 14/09/2018 (GMT+7)
Trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã thương thảo với nông dân trồng lúa để làm sao giảm khí thải mê tan và bảo vệ nguồn nước bằng cách để ngập nước liên tục. Khi nguồn nước trở nên khan hiếm hơn, các cánh đồng lúa ngập nước liên tục hơn sẽ áp dụng biện pháp ngập nước liên tục.
Trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã thương thảo với nông dân trồng lúa để làm sao giảm khí thải mê tan và bảo vệ nguồn nước bằng cách để ngập nước liên tục. Khi nguồn nước trở nên khan hiếm hơn, các cánh đồng lúa ngập nước liên tục hơn sẽ áp dụng biện pháp ngập nước liên tục.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đăng trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ cho rằng giảm khí thải mê tan đạt được bằng ngập nước liên tục đang dần yếu đi bởi gia tăng khí nitơ ôxyt. Các nhà khoa học cho biết, việc quản lý nước trên các ruộng lúa cần được kiểm tra để cân bằng sử dụng nước với tác động khí hậu của cả nitơ ôxit và mê tan.
Các nhà sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xia, Băng-la-đét cũng như Mỹ đều không báo cáo khí thải nitơ ôxit liên quan đến canh tác lúa. Do đó, khí thải nitơ ôxit từ canh tác lúa có thể bị đánh giá thấp đến 30 – 45%.
Do nitơ ôxit tồn tại trong không khí lâu hơn khí mê tan, khí thải nhà kính có tác động gây nóng lên toàn cầu lớn hơn. Và bởi ngập nước liên tục phổ biến hơn nhiều ước tính nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng tác động của canh tác lúa đối với khí hậu đang bị đánh giá thấp.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy đầu vào nitơ vừa phải kết hợp với hệ thống thủy lợi có thể giúp giảm đáng kể khí thải nitơ ôxit từ các ruộng lúa.
(Theo trang thông tin điện tử _ Bộ Nông nghiệp và PTNT)