Ngày 12/01/2024, tại khoa Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp học viện đã đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2023-03-08 Nghiên cứu đề xuất giải pháp mở rộng tích tụ, tập trung đất đai tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”, do ThS. Bùi Nguyên Hạnh, Bộ môn Quản lý đất đai làm chủ nhiệm.

Sản phẩm khoa học của đề tài là 01 Bài báo khoa học: “Accumulation and Concentration of Agricultural Land: A Case Study in Gia Binh District, Bac Ninh Province, Vietnam” đã được đăng trên tạp chí “International Journal Of Research And Innovation In Social Science (Ijriss)”, ISSN No. 2454-6186 | DOI: 10.47772/IJRISS |Volume VII Issue VII July 2023” và 01 sinh viên đã bảo vệ thành công đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Báo cáo khoa học của đề tài đã trình bày kết quả và những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Bình và một số yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất đai, đồng thời đề xuất giải pháp mở rộng tích tụ, tập trung đất đai tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nội dung cơ bản như sau:

Từ năm 2008 đến hết năm 2022, huyện Gia Bình đã thực hiện tập trung đất nông nghiệp tại tất cả 14 xã, thị trấn. Tổng diện tích đất nông nghiệp trước dồn điền đổi thửa là 6088,52 ha; sau dồn điền đổi thửa là 5865,04 ha. Diện tích đất nông nghiệp bị giảm 274,05 ha vào mục đích xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng khác. Trước khi tập trung đất nông nghiệp, số thửa bình quân của mỗi hộ giao đình dao động từ 8 đến 12 thửa, cá biệt  hộ gia đình có đến 16 thửa. Tỷ lệ hộ gia đình có từ 8 đến 9 thửa lớn nhất (77,70% tổng số hộ). Các thửa đất thì phân tán tại nhiều vị trí khác nhau nên chi phí sản xuất lớn. Sau khi hoàn thành tập trung đất đai, đa số các hộ gia đình có từ 4-5 thửa đất, chiếm tỷ lệ cao nhất (76,18% tổng số hộ gia đình), còn lại 23,82% tổng số hộ gia đình với từ 2-3 thửa.

leftcenterrightdel
Chăn nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bình Dương
 Chăn nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bình Dương
leftcenterrightdel
 Mô hình trồng bưởi da xanh tại xã Xuân Lai 
Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vướng mắc nảy sinh. Mặc dù vậy, chính sách đất đai vẫn còn là rào cản đối với tích tụ đất đai; các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào sản xuất nông nghiệp nên tích tụ đất đai còn chậm; giải quyết việc làm cho những người nông dân tham gia lĩnh mực phi nông nghiệp còn hạn chế. Tích tụ, tập trung đất đai chịu tác động của 10 nhóm yếu tố. Tỷ lệ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố  khác nhau, dao động  từ 0,68% đến 20,73%. Nhóm yếu tố hộ gia đình có tác động lớn nhất, tiếp theo là nhóm yếu tố thửa đất, nhóm yếu tố cán bộ, nhóm yếu tố thị trường đất đai,… Nhóm yếu tố hạ tầng tác động nhỏ nhất đến tích tụ, tập trung đất đai.

Đề mở rộng tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Gia Bình, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về đất đai; Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất và mở rộng tích tụ, tập trung đất đai; Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ, tập trung đất đai; Đảm bảo việc làm cho những người chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Đề tài đã được Hội đồng đánh giá xếp loại: Tốt.

                                                                                                       ThS. Bùi Nguyên Hạnh – Chủ nhiệm đề tài