Ngày 24 tháng 9 năm 2024, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức seminar khoa học quốc tế với các chuyên gia CHLB Đức và Italia. Về phía các chuyên gia có GS.TS. Martin Sauerwein,  Viện trưởng Viện Địa lý, Đại học Hildesheim, CHLB Đức; GS.TS. Zerbe Stefan, trường Free University of Bozen-Bolzano, Italia. Về phía khoa Tài nguyên và Môi trường có PGS.TS. Trần Trọng Phương, Trưởng khoa; PGS.TS. Võ Hữu Công- Phó Trưởng khoa; Các thầy cô Nhóm NCXS Quản lý tài nguyên và Môi trường bền vững; nhóm NCXS Quản lý môi trường và Phát triển bền vững; Bộ môn Sinh thái nông nghiệp, Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên và các em sinh viên ngành Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai.

leftcenterrightdel
Đại biểu tham dự seminar chụp ảnh lưu niệm
 Đại biểu tham dự seminar chụp ảnh lưu niệm

  Phát biểu tại buổi seminar, PGS.TS. Trần Trọng Phương rất vui mừng chào đón các chuyên gia, giáo sư từ trường ĐH Hildesheim và Free University of Bozen-Bolzano và coi đây là bước khởi đầu cho việc trao đổi học thuật, nghiên cứu khoa học và các hợp tác giữa hai bên. PGS.TS. Trần Trọng Phương đã giới thiệu sơ bộ về lịch sử hình thành và phát triển, những thành tựu của Khoa Tài nguyên và Môi trường và mong muốn các chuyên gia trao đổi các nội dung có thể phối hợp, hợp tác.

leftcenterrightdel
PGS.TS. Võ Hữu Công giới thiệu về Khoa
 PGS.TS. Võ Hữu Công giới thiệu về khoa Tài nguyên và Môi trường

 Cũng tại seminar, PGS.TS. Võ Hữu Công đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Khoa với 11 Bộ môn chuyên môn đào tạo 5 ngành trình độ đại học (Quản lý đất đai, quản lý bất động sản, Quản lý tài nguyên và Môi trường, Khoa học môi trường, Khoa học đất), 03 ngành trình độ thạc sĩ và tiến sĩ (Quản lý đất đai, Khoa học môi trường, và Khoa học đất). Hiện Khoa đang thực hiện các đề tài từ cấp Bộ, Tỉnh, Cơ sở với các chủ đề liên quan đến nông nghiệp tuần hoàn, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên. Qua buổi seminar PGS.TS. Võ Hữu Công mong nhận được sự chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu và các nội dung có thể phối hợp giữa các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu xuất sắc trong Khoa.

leftcenterrightdel
GS.TS. Zerbe Stefan trình bày nghiên cứu
 GS.TS. Zerbe Stefan trình bày nghiên cứu

  GS.TS. Zerbe Stefan, trường Free University of Bozen-Bolzano, Italia chia sẻ về các nội dung nghiên cứu và khả năng phối hợp với các nhà khoa học của Học viện và Khoa như phục hồi hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sinh thái rừng, thảm thực vật và thay đổi sử dụng đất, hệ thống nông lâm kết hợp và yếu tố văn hóa bản địa trong quản lý tài nguyên. Giáo sư cũng chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu ở một số quốc gia thuộc châu Âu, Mỹ latin… và mong muốn được thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam với sự phối hợp tham gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 GS.TS. Martin Sauerwein chia sẻ nghiên cứu liên quan đến Khoa học đất

GS.TS. Martin Sauerwein, Viện trưởng Viện Địa lý, Đại học Hildesheim, CHLB Đức chia sẻ về các hoạt động nghiên cứu liên quan đến Khoa học đất, sử dụng đất trong cảnh quan văn hóa, sinh thái đô thị, quy hoạch đô thị, quản lý tài nguyên và các thảm họa thiên nhiên. Giáo sư bày tỏ sự quan tâm đến các hiện tượng sạt lở tại vùng núi phía Bắc sau cơn bão số 3 tại Việt Nam và mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về địa chất cũng như khả năng thích ứng, phục hồi sau thảm họa.  

leftcenterrightdel
PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm trình bày tại seminar
 PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm trình bày tại seminar
Chia sẻ cùng các chuyên gia, PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm, Bộ môn Quản lý môi trường nêu tổng quan về quá trình hình thành và những sự thay đổi trong hệ thống nông lâm kết hợp và sản xuất nông nghiệp của người dân miền núi phía Bắc. Quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, thiếu công nghệ đã thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ nông nghiệp truyền thống sang hướng áp dụng nhiều mô hình có tính bền vững cao như các mô hình xen canh, mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao…

TS. Ngô Thanh Sơn, Trưởng Bộ môn Quản lý tài nguyên chia sẻ về một số kết quả nghiên cứu áp dụng mô hình hóa trong quản lý tài nguyên nước và đất. Đây cũng là một chủ đề quan tâm của Viện Địa lý, Đại học Hildesheim và có nhiều tiềm năng thực hiện trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Ngoài ra, các thầy cô và sinh viên tham dự seminar cũng rất quan tâm đến hoạt động trao đổi học thuật và nghiên cứu trong thời gian tới.

Chương trình seminar khép lại với nhiều sự tương đồng trong các ý tưởng nghiên cứu giữa Viện Địa lý, ĐH Hildesheim và Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hai bên đã thống nhất một chương trình hợp tác dài hạn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên và sinh viên giữa các bên.

                                                                                                                          Khoa Tài nguyên và Môi trường