Ngày 27 tháng 11 năm 2018 tại Phòng hội thảo -  Khoa Môi trường phối hợp với  tập đoàn AAG (Nhật Bản), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp đồng  tổ chức hội thảo “Giải pháp xử lý bùn thải hữu cơ thành phân bón”

Các đại biểu tham dự hội thảo 

Tại hội thảo các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng phế thải hữu cơ thành phân bón.

+ TS. Hidetaka Hori (Chủ tịch tập đoàn AAG – Nhật Bản) trình bày nguồn gốc, đặc điểm của công nghệ sản xuất phân bón từ chất thải công nghệ chế biến thực phẩm; các tiềm năng phát triển công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, tác giả nhấn mạnh các ưu điểm của công nghệ trong 02 vấn đề chính: (1) Công nghệ ủ phân với các ưu điểm như nhanh chóng, rẻ tiền, ít tiêu tốn năng lượng, hoạt động ổn định với các nguồn nguyên liệu đầu vào khác nhau… (2) Công nghệ hoàn thiện sản phẩm với các ứng dụng như phân viên nén, bầu và giá thể trồng cây từ chất thải công nghiệp thực phẩm.

+ PGS. TS. Ngô Thế Ân (khoa Môi trường, nhóm nghiên cứu mạnh quản lý tài nguyên môi trường) giới thiệu sơ bộ về thỏa thuận hợp tác giữa Khoa Môi trường, Trung tâm sinh thái nông nghiệp và tập đoàn AAG (Nhật Bản) trong việc xây dựng xưởng sản xuất phân bón từ bùn thải công nghiệp chế biến thực phẩm; mục tiêu, nội dung và kế hoạch thực hiện thỏa thuận, vai trò của các bên liên quan. Trong đó, báo cáo viên trình bày tập trung vào kế hoạch thực hiện thỏa thuận bao gồm các nội dung hoạt động chính: Xác định nguồn nguyên liệu cung ứng; xây dựng mô hình sản xuất quy mô nhỏ tại Học viện nông nghiệp Việt Nam; Thử nghiệm điều kiện sản xuất phân bón tối ưu từ công nghệ của AAG; Hợp tác nghiên cứu và sản xuất sản phẩm – vận hành mô hình theo hướng thương mại.

PGS.TS Ngô Thế Ân trưởng khoa Môi trường trình bày tại hội thảo 

+ ThS. Nguyễn Thị Hiển (Nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường) trình bày kết quả nghiên cứu về ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu và vi sinh vật bản địa trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Thí nghiệm xử lý ở quy mô phòng thí nghiệm đã thu hồi được tập đoàn vi sinh vật bản địa trong nước thải tương đồng với các chế phẩm lưu hành trên thị trường hiện nay, thử nghiệm xử lý đạt hiệu suất xử lý cao đối với hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho và một số chất ô nhiễm khác trong nước thải.

+ ThS. Lê Thị Mai Linh (Nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường) trình bày kết quả nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải sinh hoạt nông thôn theo hướng tạo nhiên liệu sinh học. Kết quả thử nghiệm phối trộn phế thải nông nghiệp (chứa xenlulo và tinh bột) với chất thải chăn nuôi cho thấy hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ sinh khí đều tốt hơn so với công thức chỉ có chất thải chăn nuôi chỉ ra tiềm năng ứng dụng tốt trong điều kiện thực tế.

·        Các ý kiến thảo luận tập trung đến các định hướng phát triển tương lai của công nghệ và từng bước đưa mô hình vào sản xuất theo hướng thương mại trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại hội thảo 

PGS.TS Nguyễn Thanh Lâm - Phó trưởng Khoa phát biểu tham luận tại hội thảo 
Hội thảo "Giải pháp xử lý bùn thải hữu cơ thành phân bón"