Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học
cho cây chuối tây tại Khoái Châu, Hưng Yên
Cập nhật lúc 11:18, Thứ tư, 15/12/2021 (GMT+7)
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoái Châu, Hưng Yên trong khuôn khổ của nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp tỉnh 2019-2021 “Ứng dụng công nghệ Nông hóa hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chuối tây tại tỉnh Hưng Yên”.
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoái Châu, Hưng Yên trong khuôn khổ của nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp tỉnh 2019-2021 “Ứng dụng công nghệ Nông hóa hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chuối tây tại tỉnh Hưng Yên”.
Chuối là một sản phẩm nông sản quan trọng trên thế giới, là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và tỉnh Hưng Yên. Tại Hưng Yên có 02 giống chuối phổ biến là chuối tiêu hồng và chuối tây. Chuối tiêu hồng đã được nghiên cứu bài bản, nhưng chuối tây vốn chiếm tới khoảng 50% diện tích trồng chuối của Hưng Yên lại chưa được nghiên cứu bài bản. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu hiện trạng sử dụng phân hữu cơ cho cây chuối tây của nông dân, thực trạng hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối tây và đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học cho cây chuối tây trên đất phù sa sông Hồng.
|
|
Mô hình trồng thí nghiệm tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên |
Kết qủa nghiên cứu cho thấy 96,7% số hộ trồng chuối tây được điều tra có sử dung phân hữu cơ và/ hoặc phụ phẩm nông nghiệp nhưng lượng bón trung bình thấp hơn so với các khuyến cáo. Phần lớn (70%) các mẫu đất trồng chuối tây khảo sát tại Khoái Châu, Hưng Yên có hàm lượng hữu cơ ở mức nghèo, còn lại ở mức trung bình, có thể gây ra những vấn đề về suy thoái độ phì nhiêu đất trong tương lai. Bón phân hữu cơ (phân gia cầm kết hợp phụ phẩm nông nghiệp, phân trùn quế, phân hữu cơ sinh học sông Gianh) với những lượng khác nhau đều có tác dụng giúp cây chuối tây sinh trưởng tốt hơn, tăng khả năng hút thu các chất dinh dưỡng N, P, K, nhờ đó tăng năng suất và làm tăng chất lượng quả chuối. Bón mức 5 tấn phân trùn quế hoặc 4 tấn phân hữu cơ sinh học sông Gianh/ha giúp giảm chi phí (14,2 – 15,2 triệu/ha, tương đương 17,6% - 18,9% tổng chi phí trung gian) trong điều kiện canh tác bình thường (năm 2019-2020) hoặc duy trì chi phí đầu tư trong điều kiện hạn chế nguồn vốn (năm 2020-2021), cơ bản vẫn duy trì và cải thiện một phần chất lượng chuối và tăng nhẹ hiệu quả kinh tế từ 4,4 – 7,1% (năm 2019-2020) và 11,21% (mô hình MH3 sử dụng 5 tấn phân giun quế năm 2020-2021).
TS.Nguyễn Thu Hà, BM Nông hoá, khoa Tài nguyên và Môi trường