Đất đai là nguồn cung cấp lượng thực, thực phẩm nuôi sống gần 8 tỷ người trên thế giới. Dưới tác động biến đổi khí hậu, diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng giảm sút. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nông sản, cần sử dụng hiệu quả hợp lý quỹ đất hiện có đi đôi với bảo vệ và cải tạo quỹ đất hiện có.

Ngành Khoa học đất (Soil Science) là ngành nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên đất trên địa cầu. Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành gồm: Nghiên cứu quá trình hình thành đất, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai…

Thông tin tuyển sinh ngành Khoa học đất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin tuyển sinh ngành Khoa học đất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất

Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đánh giá các đặc tính lý, hoá, sinh học của đất; đánh giá  quá trình phát sinh, chuyển hóa trong đất và mối quan hệ đất - nước - dinh dưỡng - cây trồng; đề xuất các giải pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

 

Sinh viên thực hành phân tích đất
Sinh viên thực hành phân tích đất

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị các kỹ năng chuyên môn như: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại trong phân tích đất, nước, phân bón, trồng trọt và xây dựng các loại bản đồ sử dụng đất; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin, bố trí thí nghiệm; kỹ năng thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực khoa học đất…

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm
Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm

Vị trí, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đất

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đất có thể làm việc tại các vị trí:

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như: Bộ/Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường, Bộ/Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai, dinh dưỡng cây trồng và trồng trọt.

- Cán bộ kỹ thuật, kinh doanh làm việc trong các doanh nghiệp, trung tâm, viện như: công ty kinh doanh và sản xuất phân bón, công ty về môi trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thổ nhưỡng, khoa học đất, phòng phân tích đất và môi trường.

- Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực cải tạo đất, phân bón cho cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Cơ sở đào tạo tin cậy của ngành Khoa học đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập năm 1956, là một trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành. Ngành Khoa học đất (Thổ nhưỡng – Nông hóa) của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được đào tạo từ năm 1960. Trải qua 60 năm, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 1.600 kỹ sư ngành Khoa học đất. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp ngành này đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.

PGS.TS. Lê Quốc Doanh (cựu sinh viên khóa 24 ngành Nông hóa - Thổ nhưỡng), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đất và Dinh dưỡng cây trồng
PGS.TS. Lê Quốc Doanh (cựu sinh viên khóa 24 ngành Nông hóa - Thổ nhưỡng), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đất và Dinh dưỡng cây trồng

Điểm nổi bật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các trường đại học có uy tín trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới như: Bỉ, Nga, Bungari, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Không chỉ giỏi chuyên môn, giảng viên Học viện còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, đấu thầu và thực hiện thành công nhiều đề tài các cấp, công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế.

Sinh viên học về đất Việt Nam tại bảo tàng Đất - Đá
Sinh viên học về đất Việt Nam tại bảo tàng Đất - Đá

Theo học ngành này, sinh viên được học tập trong một ngôi trường xanh, sạch, đẹp nhất Thủ đô với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, gồm: phòng học thông minh, phòng thực hành, thực tập hiện đại như: phòng thực hành tin học, viễn thám, các phòng thí nghiệm về đất và dinh dưỡng cây trồng, hệ thống nhà lưới, khu thí nghiệm đồng ruộng, phòng thí nghiệm trung tâm có khả năng phân tích các chỉ tiêu cơ bản và chuyên sâu về đất, nước, phân bón, cây trồng….  Ngoài ra, hệ thống học liệu phục vụ việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành này rất đa dạng, phong phú với đầy đủ các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo và kho tư liệu số.

Giờ seminar khoa học về phân loại và xây dựng bản đồ đất
Giờ seminar khoa học về phân loại và xây dựng bản đồ đất

Ngoài những giờ học lý thú trên lớp, sinh viên ngành Khoa học đất được tham gia nghiên cứu khoa học. Đồng thời, được hòa mình vào các hoạt động giao lưu tiếp lửa khởi nghiệp, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tình nguyện vì cộng đồng.

Hoạt động tình nguyện của sinh viên tại trại Phong Quả Cảm, Bắc Ninh
Hoạt động tình nguyện của sinh viên tại trại Phong Quả Cảm, Bắc Ninh

Có thể khẳng định rằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là địa chỉ tin cậy của các bạn học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Nếu bạn yêu thích ngành Khoa học đất và mong muốn được học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống này hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các thông tin:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN19

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D08:Toán, Sinh học, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng:theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

- Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn