Thực tiễn đã chỉ ra rằng: dù sản xuất nông nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong GDP của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng vai trò của nó trong đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và an sinh xã hội của người dân không bao giờ thay đổi. Để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vai trò của khoa học về sử dụng phân bón đang ngày càng được nâng cao. Nhờ cách tiếp cận hệ thống của khoa học Nông hóa, người trồng trọt có thể hợp lý hóa tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp luôn tạo ra những nông sản tốt, thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng xấu của nông nghiệp đến môi trường sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. Nông hóa Thổ nhưỡng là ngành đào tạo đại học truyền thống và ở Việt Nam duy nhất chỉ có tại Đại học Nông nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Bắt đầu từ năm 1960, ngành học được mở ra với mục tiêu đào tạo cán bộ đại học nông nghiệp vừa có kiến thức về các khoa học phân bón, đất, cây trồng, các kỹ năng đánh giá chất lượng đất, nước, phân bón, cây trồng; vừa có đủ những kiến thức chung về kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, phương pháp thí nghiệm, môi trường, tiếp thị, luật pháp, quản trị kinh doanh…Nhờ vậy giúp cho người học có khả năng làm việc rất đa dạng và đa ngành. Kỹ sư Nông hóa Thổ nhưỡng có khả năng làm việc trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu trong các cơ quan khoa học, giảng dạy trong các Nhà trường, quản lý trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ (Khuyến nông, Thổ nhưỡng, Nông hoá, Bảo vệ thực vật...), các trung tâm và phòng phân tích, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm và vật tư nông nghiệp. Khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất vật tư nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng...) hiện có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Nông hóa Thổ nhưỡng. Đặc biệt hơn, với những kiến thức và kỹ năng đạt được sau khoa học, cử nhân ngành Nông hóa Thổ nhưỡng có khả năng khởi nghiệp cao trong các lĩnh vực: trồng trọt, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và vật tư nông nghiệp.

leftcenterrightdel
Kiểm tra chất lượng phân bón trong phòng thí nghiệm 

 Ả(.

leftcenterrightdel
Ảnh 2. Mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững không thể thiếu công nghệ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng