Ngày 08/01/2019, tại Hội trường B, nhóm nghiên cứu của đề tài KHCN cấp Bộ do GS.TS. Nguyễn Hữu Thành làm chủ nhiệm đã báo cáo tiến độ cho năm 2018. Trong buổi báo cáo tiến độ, có đại diện của Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Khoa học công nghệ của Học viện.
Đề tài Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý ứng phó với khô hạn vùng duyên hải Nam Trung bộ do Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp kinh phí. Thời gian thực hiện đề tài từ 2017-2020. Trong năm 2018, nhóm nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành được các nội dung chính sau:
Nội dung 1. Xác định vùng khô hạn theo 2 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam năm 2016 trên địa bàn 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Xây dựng bản đồ khô hạn của các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận theo 2 kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2016 (RCP 4.5 và RCP 8.5) phát thải trung bình thấp và phát thải cao trong giai đoạn đầu thế kỷ và giữa thế kỷ.
- Xác định vùng khô hạn theo 2 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam năm 2016 (RCP 4.5 và RCP 8.5) trên địa bàn 3 huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) và huyện Ninh Phước (Ninh Thuận)
- Xây dựng bản đồ khô hạn của các huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) và huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) theo 2 kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2016 (RCP 4.5 và RCP 8.5) phát thải trung bình thấp và phát thải cao trong giai đoạn đầu thế kỷ và giữa thế kỷ.
Nội dung 2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó với các kịch bản biến đổi khí hậu trên địa bàn 3 huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) và huyện Ninh Phước (Ninh Thuận)
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sản xuất cây trồng của 3 huyện nghiên cứu
- Xây dựng các bản đồ trung gian: 6 bản đồ chuyên đề; bản đồ đơn vị đất đai cho 3 huyện nghiên cứu
- Xác định các loại sử dụng đất chủ yếu
- Phân hạng thích hợp đất đai
- Xác định các cây trồng có hiệu quả trong vùng nghiên cứu
- Đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nghiên cứu.
Nội dung 3. Xây dựng mô hình sử dụng đất hiệu quả ứng phó với khô hạn trên địa bàn 3 huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) và huyện Ninh Phước (Ninh Thuận)
- Khảo sát, lựa chọn địa điểm bố trí thí nghiệm đồng ruộng và xây dựng mô hình
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng
- Lấy và phân tích mẫu đất, mẫu nông hóa ở các điểm bố trí thí nghiệm đồng ruộng
- Lấy và phân tích mẫu đất, mẫu nông hóa ở các điểm bố trí mô hình
- Dữ liệu về cây trồng gồm hệ số cây trồng Kc, đặc điểm sinh trưởng, các giai đoạn phát triển của từng cây trồng.
- Phân tích dữ liệu mưa, nhiệt, ẩm, gió và số giờ nắng;
- Phân tích dữ liệu thổ nhưỡng.
- Ứng dụng mô hình CROPWAT 8.0 để dự tính nhu cầu nước của cây trồng
Đề tài đã thực hiện các nội dung theo Thuyết minh đảm bảo đúng tiến độ thực hiện trong năm 2018. Tuy nhiên trong năm 2018 đề tài có gặp khó khăn, tồn tại khách quan, đó là: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 công bố chính thức 02 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam: kịch bản RCP4.5 (Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp) và kịch bản RCP8.5 (Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao), nên đề tài đã gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và không thể hoàn thành đầy đủ các sản phẩm bản đồ theo 03 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam năm 2016 mà Thuyết minh đề tài đã đăng ký. Ngày 05/6/2018 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Hội đồng xét duyệt phương án đề xuất điều chỉnh nôi dung thuyết minh đề tài. Hội đồng đã đồng ý bổ sung phương án thay thế cho 01 kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ TN&MT không công bố là: Tính toán nhu cầu nước và kế hoạch tưới, đề xuất phương án sử dụng đất phù hợp với khả năng cung cấp nước tưới cho các vùng sản xuất nông nghiệp của 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Ninh Phước và Ninh Hòa.
Đề tài sẽ tiếp tục triển khai theo đề cương điều chỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đảm bảo tiến độ, mục tiêu và chất lượng sản phẩm của đề tài.