Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích những vấn đề chính của ĐBSCL đang đối mặt hiện nay liên quan đến hệ thống quản lý đất đai tổng hợp, những thách thức và những giải pháp để  đảm bảo hệ thống nền tảng về  điều kiện tự  nhiên, sinh thái môi  trường được  ổn định, bền vững.

Báo cáo đã chỉ ra những vấn đề nội tại của ĐBSCL bao gồm:  các hệ thống tự nhiên đang bị dần suy thoái dẫn đến khả năng chống chịu kém đối với các tác động bên ngoài, thay đổi thủy văn, ô nhiễm nước mặt suy giảm thủy sản ven biển và nước ngọt, đất đai bị bị suy thoái nghiêm trọng do lúa liên tục ba vụ và hệ thống đê bao khép kín không nhận phù sa vào để cung cấp dinh dưỡng cho đất đai, và suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó  việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn và biến đổi khí tác động đến dòng chảy và giảm phù sa chảy xuống các vùng hạ lưu sông Mê Công.

leftcenterrightdel
 

Để giải quyết những vấn đề đó ĐBSCL cần phải thay đổi chiến lược phát triển nông nghiệp, không chỉ thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, mà cần một  sự  thay đổi toàn diện mang tính chuyển hóa. Cụ  thể, (1) cần từ  bỏ  chiến lược nông nghiệp dựa vào đầu vào cao, sản lượng cao, chuyển sang nông nghiệp ít thâm canh, giá trị cao, xây dựng chuỗi giá trị, ít can thiệp thô bạo vào thiên nhiên. (2) Chuyển đổi hệ thống canh tác ven biển thuận theo mùa hạn-mặn, dần dần tháo dỡ các vùng ngọt hóa hiện nay, không tiếp tục xây dựng các vùng ngọt hóa, tăng cường cảnh báo sớm để dịch chuyển lịch thời vụ, né mặn. (3) Thay đổi hệ  thống sản xuất nông nghiệp theo hướng thích  ứng hơn, ít thâm dụng tài nguyên hơn, ít phụ thuộc vào tài nguyên hơn, từ đó ít nhu cầu can thiệp thô bạo vào hệ thống tự nhiên hơn.

Phương hướng quản lý tài nguyên đất đai: (1) Quản lý sự dụng đất tiểu vùng sinh thái; (2) Phát triển tài nguyên đất dựa trên nguyên tắc phục hồi sức khoẻ  của đất, trên cơ sở sử dụng đất hợp với tự nhiên, tận dụng nguồn lực phù sa để bồi bổ độ màu cho đất và bù sụt lún đất, tận dụng nguồn lực nước lũ, nước biển để thau rửa ô nhiễm cho đất. (3) Lựa chọn việc sử  dụng các loại đất khác nhau vào những mục đích hiệu quả nhất. Đất phù sa  giữa hai sông là vùng đất màu mỡ nhất, cốt nền cao nhất, vững nhất, cần sử  dụng cho những mục đích có giá trị  cao, như cây trái, rau màu chất lượng cao, giá trị  cao. Đất phèn cần dùng cho những công năng thường xuyên ngập nước như trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản, rừng tràm; đất mặn ven biển dùng để  nuôi trồng thuỷ  sản nước mặn. Những vùng đất không có giá trị  nông nghiệp thì nên phát triển công nghiệp, đô thị. Những vùng không có giá trị  phát triển mọi hình thức kinh tế thì nên trả lại tự nhiên. (4) Giảm diện tích trồng lúa, giảm diện tích lúa ba vụ, sắp xếp lại trật tự ưu tiên sang thủy sản-cây ăn trái, hoa màu. 

leftcenterrightdel
 

  TS. Ngô Thanh Sơn

 ThS. Vũ Thanh Biển