Xây dựng mô hình làng truyền thống du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng là nâng cao giá trị văn hóa làng Việt, văn hóa của người Việt. Nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực đồng bằng Sông Hồng, bao gồm 8 nhóm nghề: mây tre đan, gốm sứ, trạm khắc, dệt, thực phẩm... với giá trị về công nghệ sản xuất truyền thống, sản phẩm tinh xảo, sự sáng tạo, cần cù, quan hệ cộng đồng trong sản xuất.

leftcenterrightdel
Những người thợ tại làng nghề trạm khắc gỗ

Bên cạnh đó các tiềm năng thể hiện ở văn hóa nghề nông, di sản kiến trúc và phi vật thể, cảnh quan sinh thái, tích hợp văn hóa làng và văn hóa vùng. Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế cho phát triển du lịch khi nghề có giá trị văn hóa cao là nhóm nghề nguy cơ mai một, ít hoạt động do thị trường nhỏ dần; thiếu nghiên cứu để có sản phẩm nghề  theo hướng du lịch (đồ lưu niệm), kế thừa sản phẩm truyền thống mở rộng thị trường; xung đột giữa phát triển sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống, môi trường ô nhiễm. Những kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong phát triển du lịch cũng được làm rõ để rút ra bài học sâu sắc. Nghiên cứu đề xuất mô hình làng nghề - du lịch là mô hình phát triển du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, lấy giá trị văn hóa làng xã truyền thống làm gốc, tích hợp giá trị văn hóa vùng ĐBSH để phát triển các sản phẩm du lịch, tạo lập kinh tế du lịch có hiệu quả, bền vững, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa làng xã truyền thống và xây dựng nông thôn mới. Mô hình bao gồm 3 cấp và nguyên tắc tích hợp giữa không gian du lịch, bộ sản phẩm, liên kết vùng và quản lý vận hành. Tạo lập được nhiều bộ sản phẩm du lịch, khai thác đầy đủ các khía cạnh văn hóa, có sự sáng tạo, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách. Đây là mô hình có ý nghĩa, lợi ích to lớn và khả năng nhân rộng cao.

leftcenterrightdel
Mô hình làng nghề - du lịch 
leftcenterrightdel
 
                                    TS. Quyền Thị Lan Phương-  Nhóm Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất đai và môi trường.